Cách dùng đồng hồ đeo tay được bền đẹp

1. Đồng hồ sử dụng Pin thông thường.


Đối với các đồng hồ sử dụng năng lượng thạch anh (Quartz), khi không đeo các bạn tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính, hoặc điện thoại di động. Do ở những môi trường có chứa nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho pin của đồng hồ sẽ nhanh hết pin, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến hoạt động bộ máy của đồng hồ không được chính xác.

2. Đồng hồ tự động ( Automatic).

Đối với các đồng hồ dùng bộ máy tự động (Automatic movement) thì nên đeo trên tay khoảng 8 tiếng mỗi ngày , để đồng hồ được nạp đầy đủ giây thiều, nếu không đeo đồng hồ trong vòng 30h thì khi muốn đeo lại cần lắc hoặc lên giây thiều phụ cho đủ căng dây thiều để đồng hồ hoạt động bình thường.

3. Đồng hồ có chức năng chronograph.

Đối với các loại đồng hồ có chức năng sử dụng để đo thời gian thể thao (Chronograph), nên hạn chế ở mức thấp nhất có thể sử dụng kim đo thể thao (Chronograph ), không nên dùng thường xuyên, vì nếu sử dụng chức năng này liên tục (do sơ ý hoặc ngoài ý muốn) sẽ khiến cho pin của đồng hồ nhanh hết, bộ phận đếm và chia thời gian (split time) bị loạn chức năng. Khi muốn bấm quăng kim đối với loại Automatic ( chronograph) nên để kim giây chạy đến số 5 sau đó mới bấm dừng và trả về vị trí ban đầu.

Không nên thử độ cứng và chống xước của mặt kính đồng hồ (Sapphire glass) bằng các vật cứng hơn sapphire như dao cắt kính, kim cương hoặc mài, trà mặt đồng hồ trực tiếp lên đá , tường gạch… vì như vậy sẽ làm hư hại mẻ kính đồng hồ.

4. Đồng hồ dùng pin (sạc), Eco-Drive.

Đối với các loại đồng hồ dùng pin năng lượng mặt trời nếu để trong tủ, hộp lâu ngày không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian 3 đến 6 tháng sẽ đứng máy , nếu muốn dùng lại hãy đem ra ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút thì đồng hồ sẽ hoạt động trở lại. Tuy nhiên không nên để lâu thường xuyên sẽ làm pin bị chai.

• Lưu ý: đóng chặt núm điều chỉnh của đồng hồ sau khi chỉnh giờ hoặc lịch, để tránh nước có thể thẩm thấu vào bên trong đồng hồ. Khi bạn thường xuyên đeo đồng hồ trong khi tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng khiến khả năng chống thấm nước của đồng hồ bị giảm xuống. 

Luôn đảm bảo có đủ năng lượng cho bộ máy của đồng hồ, thay pin định kỳ và đúng chủng loại pin .

5. Bảo quản dây đồng hồ.

- Đối với dây kim loại: Đeo lâu ngày sẽ thấy dưới cổ tay của bạn bị bẩn đen khi đó bạn nên dùng nước nóng trên 50độ pha với một ít nước rửa chén nhúng vào khoảng 3 phút cho tan ra các bụi bẩn lâu ngày dính trong các kẽ dây, sau đó dùng bàn chải chải sạch và rửa lại bằng nước sạch. Cứ mỗi tháng một lần sẽ giúp đồng hồ của bạn luôn sáng bóng.

- Đối với dây da: hạn chế sử dụng nước, tháo ra sau mỗi khi đeo đồng hồ ra ngoài nắng nóng bạn sẽ ra mồ hôi, nếu tiếp tục đeo thì dây da sẽ bị hôi có mùi chua.

 Bạn có thể tham khảo mẫu đồng hồ tại: http://nhietthanh.com/c5-dong-ho.html