Hướng dẫn cách chọn nước hoa

Bạn đã biết cách phân biệt nước hoa thật giả hay chưa? Bài viết này sẽ hưỡng dẫn các bạn cách chọn được lọ nước hoa chính hãng.

Thị trường nước hoa ở Việt Nam hiện nay quá hỗn loạn, do vậy việc chọn mua được một chai nước hoa thật cho riêng mình thật là khó như "mò kim đáy biển". Một số người cho rằng để mua được một chai nước hoa thật thì nên lựa chọn những cửa hàng lớn có "uy tín", tuy nhiên không phải tất cả cửa hàng lớn đã là tốt.

Trước khi mua một loại nước hoa nào đó, các bạn nên tham khảo:

- Giá cả: Bạn nên vào trang của hãng để tham khảo giá, giá ở Việt Nam sẽ cao hơn những trang này từ 5$-30$. Tại cửa hàng nào bán rẻ một cách bất thường thì bạn nên đặt ra câu hỏi. Nói như trên không có nghĩa là nước hoa mắc tiền sẽ là nước hoa thật. Bởi vì cũng có nhiều trường hợp người bán không dùng đến thì bán rẻ như: nước hoa được tặng, không xài-bán rẻ, nước hoa xách tay,không qua hải quan-bán rẻ, nước hoa đã xài rồi, kẹt tiền-bán rẻ... Vì vậy bạn vẫn có thể tìm cho mình một chai nước hoa tốt với giá tốt. Hoặc bạn có thể nhờ một bên chuyên nhận ship hàng Mỹ ship về cho bạn từ chính hãng hoặc từ các trang bán hàng uy tín như Amazon.

Có thể kiểm tra từ bên ngoài chai nước hoa để phân biệt thật giả:

- Vỏ hộp: xem trên vỏ hộp các chữ in có lỗi font hay sai chính tả hay không? Nếu có thì chắc chắn đó không phải hàng thật. Bởi hàng thật khi sản xuất nó bảo đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của nhà sản xuất, và phải chau chuốt đến từng ly.

Về phần vỏ hộp, theo kinh nghiệm của mình thì những chai nước hoa xách tay hay đã qua sử dụng đều bị trày xước, móp ở các góc chút ít (do vận chuyển hoặc bỏ chung với các hàng hóa khác...), hay không có giấy bóng kiếng ở ngoài.

Xem số sê-ri in chìm trên vỏ hộp (thường in gần mã vạch) và số Ref (thường in ở phần dưới vỏ hộp) ghi nhớ 2 số này.

 

Mã vạch: thường theo 2 chuẩn là EAN-13 (13 số) và UPC-A (12 số).

 

EAN-13 :

 - Country code : 90% có thể xác định được quốc gia sản xuất sản phẩm ( 10% còn lại là do 1 nhà sản xuất có thể có nhiều nhà máy ở nhiều quốc gia khác nhau)

- Manufactory code & Items No: mã của nhà sản xuất hoặc đơn vị đóng gói.

Check Digit: là số kiểm tra được tính như sau :

+ Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.

+ Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một số (B).

+ Lấy tổng của A và B được số A+B.

+ Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.

UPC-A:

Number System: dùng để chỉ loại hàng hóa.

- Mfg Code (Manufactory Code): mã của nhà sản xuất hoặc đơn vị đóng gói.

- Product Code: mã sản phẩm.

Check Digit: số kiểm tra, được tính như của EAN-13 (nhớ thêm vào số 0 trước mã vạch UPC-A cho đủ 13 số)

Bên trong :

- Phần trong hộp có 1 lớp chống sốc bao quanh chai nước hoa.

- Chai nước hoa phải có độ sắc sảo, thủy tinh trong, không có bọt khí, không bị gợn sóng.

- Trên thân chai có in số Sê-ri (số này trùng với số Sê-ri in chìm trên vỏ hộp)

- Dưới đáy chai có một miếng keo dán, in chữ nhỏ nhưng rõ ràng bao gồm : nhà sản xuất nơi sản xuất và số Ref (số Ref này phải trùng với số Ref in trên vỏ hộp).

- Nắp chai nước hoa chặt làm bằng loại nhựa hoặc kim loại tốt.

- Vòi phun, dễ sử dụng, phun ra các hạt nước nhỏ li ti, không phun thành vòi, hay tia nước .

- Dung dịch bên trong , trong suốt, không vẫn đục, không cặn.

- Mùi hương :

+ Khi thử mùi bạn không nên xịt quá gần da, phải để cách xa da khoảng 20cm để các hạt nước có thể phân tán đều trên da, và không khí, một mặc bạn có thể kiểm tra được mùi nước hoa ở môi trường xung quanh (khi không xịt vào da mà xịt vào quần áo, ba lô...), một mặt bạn có thể kiểm tra được mùi nước hoa đó trên da mình.

+ Thành phần chính của nước hoa là cồn và tinh dầu nên mới xịt vào ít nhiều gì cũng có mùi cồn, nhưng với loại nước hoa thật thì mùi cồn này rất nhẹ và tồn tại không quá 10 giây, sau đó là đến hương đầu của nước hoa, còn với nước hoa giả thì mùi cồn rất hắc và kéo dài rất lâu.

+ Nước hoa thật thường phân ra các tầng hương rõ ràng : hương đầu là mùi mình mới xịt vào, hương giữa là mùi 10 phút tiếp theo, kế đến là hương cuối, mùi này là mùi theo bạn suốt cả ngày. Nước hoa giả thì mùi càng về sau càng khủng khiếp, có mùi khen khét, một số loại nước hoa giả "cao cấp" thì có mùi "rất thơm" (một số người nói thế), nhưng thật sự thì mùi thơm đó giống như các mùi xà phòng rẻ tiền.

Độ giữ mùi : mỗi hãng sản xuất nước hoa có bí quyết riêng của mình ( mùi hương thì có thể bắt chước, chứ riêng bí quyết này thì không ) bí quyết của các bác làm nước hoa giả là thêm nước tiểu vào cho thêm phần "đậm đà" - đều này là có thật.

* Eau de Parfum (EDP) : Từ 10%-30% tinh dầu: giữ mùi khoảng 8h cao hoặc thấp hơn thì tùy vào cơ địa mỗi người và môi trường làm việc.

* Eau de Toilette (EDT) :Từ 5-20 % tinh dầu : giữ mùi từ 2-6h cao hay thấp hơn tùy vào cơ địa mỗi người và môi trường làm việc.

* Eau De Cologne(EDC) : Khoảng 3% tinh dầu : giữ mùi từ 1-2h cao hoặc thấp hơn tùy vào cơ địa mỗi người và môi trường làm việc.